Ứng dụng trong ứng dụng mở ra kỷ nguyên win - win cho các ngân hàng

tothom 4/11/2023 9:37:59 PM
Việc tích hợp ứng dụng nhỏ (mini app) vào chung một hệ sinh thái sẽ tạo ra trải nghiệm liền mạch, tăng khả năng “chạm” đến khách hàng của các ngân hàng.

Nguyễn Trung Hiếu (19 tuổi, TP.HCM) rời nhà đi làm lúc 6h và trở về vào khoảng 22h. Tốt nghiệp THPT, cậu mới nhận làm song song 2 công việc tự do gồm phục vụ quán cà phê và đầu bếp nhà hàng.

Chủ nhà hàng yêu cầu Hiếu mở thẻ ngân hàng để nhận lương hàng tháng. Vấn đề là cậu có rất ít thời gian nghỉ trưa và thường kết thúc ngày làm việc muộn, quá giờ ngân hàng giao dịch. Sau khi tham khảo, Hiếu chọn phương thức mở thẻ ATM lấy ngay qua ngân hàng số TPBank LiveBank.

Tối 7/4, khi gõ từ khóa “TPBank” trên ứng dụng Zalo, Hiếu tìm được điểm đặt LiveBank gần nhà ở đường Nguyễn Thái Bình (quận 1). Sau khoảng 5-10 phút với những thao tác tự thực hiện đơn giản, cậu đã nhận được thẻ ATM của TPBank LiveBank.

Cái bắt tay

Có thể thấy ngân hàng đã tiết kiệm thời gian, tăng tính thuận tiện cho khách hàng theo 2 cách: Một là cung cấp dịch vụ bằng hệ thống ngân hàng số tự động 24/7; hai là tích hợp mini app TPBank trên nền tảng Zalo. Hiếu là một trong hàng triệu người dùng đang trải nghiệm tiện ích của cái bắt tay này.

 
Người dùng giờ hoàn toàn giữ thế chủ động trong việc mở tài khoản ngân hàng
Zalo mini app anh 2
Zalo mini app anh 2

Người dùng giờ hoàn toàn giữ thế chủ động trong việc mở tài khoản ngân hàng

Đại diện TPBank cho biết đơn vị là ngân hàng đầu tiên có phiên bản mini app trên Zalo, ra mắt vào cuối năm 2022. Từ đó đến nay, số lượng truy cập vào TPBank qua Zalo là hơn 500.000 lượt.

Phía ngân hàng quyết định đặt mini app trên Zalo nhằm hướng đến trải nghiệm thanh toán liền mạch cho tập khách hàng trẻ, năng động. “Nhu cầu giao dịch chuyển tiền, thanh toán của giới trẻ hiện nay thường bắt đầu ngay tại các cuộc hội thoại thường ngày. Chúng tôi mong muốn phục vụ khách hàng đúng thời điểm họ cần”, đại diện TPBank nói.

Các khách hàng như Nguyễn Trung Hiếu không cần tải thêm ứng dụng TPBank trên điện thoại mà vẫn có thể sử dụng trọn vẹn tính năng từ ứng dụng gốc qua Zalo, gồm: Xác thực giấy tờ tùy thân, danh tính online; tạo thông tin tài khoản; tra cứu tỷ giá ngoại tệ; liên kết thanh toán; tìm kiếm điểm ATM, chi nhánh ngân hàng…

Tốc độ xử lý giao dịch trên mini app hay trên ứng dụng TPBank gốc là tương đương. Mini app hiện đại hơn ở việc cho phép người dùng thực hiện giao dịch ngay trên cùng màn hình chat, không mất thời gian chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng.

 
Trải nghiệm ngân hàng số ngay trên những nền tảng quen thuộc đang là xu hướng.
Zalo mini app anh 3
Zalo mini app anh 3

Trải nghiệm ngân hàng số ngay trên những nền tảng quen thuộc đang là xu hướng.

Xu hướng hiện nay trong ngành tài chính - ngân hàng chính là trở thành ngân hàng mở (open banking), cung cấp các sản phẩm, giải pháp ngân hàng theo hình thức dịch vụ (Banking as a Service - BaaS). Như vậy, ngân hàng cung cấp các dịch vụ lõi như thanh toán, tài chính tiêu dùng, quản lý tài sản… cho bên thứ 3 thông qua tích hợp hệ thống. Khi đó, hệ sinh thái gồm ngân hàng và fintech (công nghệ tài chính) hoặc những ứng dụng như Zalo sẽ cùng hợp tác để cung cấp các trải nghiệm được cá nhân hóa đến từng khách hàng.

Với khoảng 74 triệu người dùng của Zalo, việc TPBank chọn tích hợp mini app sẽ tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn, cung cấp trải nghiệm dịch vụ nhanh và thuận tiện hơn cho người dùng. Đây là yếu tố ghi điểm, giúp nhà băng có được sự hài lòng, trung thành từ khách hàng.

Theo thống kê từ Zalo, hiện có hơn 100 mini app đã phát hành trên nền tảng của mình, phục vụ nhu cầu mua sắm, giải trí, đặt chỗ, giáo dục, thanh toán, bảo hiểm, tài chính… Các mini app được chia thành nhiều nhóm lĩnh vực: Thương mại điện tử, giáo dục, sức khỏe, tài chính, dịch vụ công, mua sắm, bán lẻ…

Ngoài ra, đang có hơn 1.000 đối tác tham gia phát triển các tiện ích mới trên nền tảng Zalo mini app và sẽ sớm ra mắt thêm dịch vụ mới cho người dùng trong năm 2023. Zalo mini app đang khuyến khích đối tác từ mọi lĩnh vực cùng tham gia phát triển, nhằm đa dạng hóa trải nghiệm cho người dùng.

“Trung bình, người dùng chỉ tốn 1 giây để sử dụng mini app thay vì mất vài phút để tải ứng dụng gốc về. Chúng tôi không giới hạn số lượng trong kho ứng dụng Mini Apps đặt tại màn hình khám phá trên Zalo. Hy vọng điều này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng, hiệu quả”, thành viên Zalo chia sẻ.

Kỷ nguyên trải nghiệm mới

Năm 2015, ứng dụng nhắn tin WeChat của Trung Quốc ra mắt một nền tảng mở, cho phép các nhà phát triển có thể phát triển ứng dụng một cách dễ dàng. Từ đó đến nay, đã có hơn 1 triệu ứng dụng mới được phát triển trên nền tảng này. WeChat là một trong những ứng dụng đầu tiên mở đường cho kỷ nguyên hoàn toàn mới này. WeChat, AliPay ở Trung Quốc; Naver ở Hàn Quốc hay GoJek ở Indonesia... trở thành những nền tảng ứng dụng thành công.

Theo Cục Công nghệ thông tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mô hình một ứng dụng chứa nhiều ứng dụng nhỏ đang rất phát triển trên thị trường, đặc biệt trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay. Người dùng là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất. Họ tiếp cận với nhiều tính năng hơn, giải quyết được nhiều nhu cầu trong cuộc sống hơn (thanh toán, dịch vụ, mua sắm...) mà không cần liên kết với nhiều bên khác nhau.

 
Người dùng là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chơi “ứng dụng trong ứng dụng”.
Zalo mini app anh 4
Zalo mini app anh 4

Người dùng là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chơi “ứng dụng trong ứng dụng”.

Ông Mike Lazaridis - Nhà sáng lập BlackBerry - từng nhận định ứng dụng trong ứng dụng mang đến trải nghiệm liền mạch, tích hợp, theo ngữ cảnh và hiệu quả.

Báo cáo phân tích thị trường của Grand View Research chỉ ra thế hệ trẻ đang dành nhiều thời gian hơn cho các ứng dụng di động so với thế hệ cũ. Số giờ trung bình hàng tháng mỗi người dùng ứng dụng trên di động là 112,6 giờ với nhóm 18-24 tuổi; 102,5 giờ với nhóm 25-34 tuổi. Hơn nữa, có sự gia tăng trong thanh toán di động và các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như ví điện tử, thanh toán bằng mã QR.

Với mức độ thâm nhập của Internet và smartphone, việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số, thương mại điện tử gia tăng là các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của của nền tảng đa ứng dụng. Ở đó, người dùng không cần chuyển sang các ứng dụng khác nhau trên điện thoại cho các mục đích sử dụng khác nhau, bởi ứng dụng chính đã cung cấp đủ dịch vụ, dẫn đến mức độ tương tác và sử dụng hàng ngày ở mức cao.

Trích Nguồn : zingvn

Tin khác

Liên hệ với chúng tôi