Nếu như trước đây, dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Computing) còn khá xa lạ với người Việt Nam thì đến nay, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến.
Điện toán đám mây là giải pháp hiệu quả cho vấn đề mà nhiều công ty đang gặp phải như chi phí đầu tư hạ tầng eo hẹp, thiếu năng lực công nghệ… Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang lãng phí tài nguyên khi đầu tư quá nhiều về nhân lực nhưng lại không khai thác hết công suất của hệ thống máy chủ.
Trong khi đó, cloud server sẽ cho phép doanh nghiệp giảm sự đầu tư cho nhân lực, cơ sở hạ tầng, nâng cấp ứng dụng và có thể linh hoạt thay đổi quy mô khi cần.
|
Điện toán đám mây mang lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp. |
Xu hướng chuyển đổi sang IaaS
Thông thường, điện toán đám mây phân loại theo 3 mô hình triển khai:
Infrastructure as a Service (IaaS): cung cấp hệ thống vật lý và ảo hóa, bao gồm hệ điều hành, máy ảo, dung lượng lưu trữ, hạ tầng mạng.
Platform as a Service (PaaS): cung cấp cơ sở hạ tầng và giải pháp trọn bộ, bao gồm môi trường với ngôn ngữ thực hiện, cơ sở dữ liệu và web server.
Software as a Service (SaaS): cung cấp một nền tảng với các ứng dụng.
|
3 mô hình triển khai của điện toán đám mây. |
Trong số đó, mô hình IaaS ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp. Máy chủ đại diện cho các tài nguyên tính toán chính trong IaaS thường là máy ảo trên các máy chủ vật lý. Các server ảo này có thể chạy các hệ điều hành tiêu chuẩn như UNIX, Windows hoặc biến thể Linux.
Nền tảng IaaS cũng có khả năng cân bằng tải để phân tải khối lượng công việc của các ứng dụng trên một loạt máy chủ ảo, nhằm tăng khả năng phục hồi và sẵn sàng cho các ứng dụng. Tính năng này cũng cung cấp kết nối mạng IP ảo để phân phối các yêu cầu kết nối cho một loạt máy chủ ứng dụng ảo khác.
Có thể nói, IaaS mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đầu tiên và quan trọng nhất là tiết kiệm chi phí đáng kể. Thay vì mua máy chủ, tăng diện tích sàn data center, hạ tầng mạng, thiết bị cũng như phải quản lý và duy trì chúng, doanh nghiệp chỉ cần mua tài nguyên khi cần.
Bên cạnh đó, chi phí chỉ phải trả trên cơ sở tài nguyên đã tiêu thụ. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể chia sẻ tài nguyên với các bên khác thông qua khả năng linh động chia sẻ tài nguyên của cloud server.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế của IaaS từ các nguồn tài nguyên tương tự như những gì họ đã triển khai khi sử dụng máy chủ vật lý tại data center. Điều này có nghĩa là các kỹ năng hiện có như quản trị máy chủ, cơ sở dữ liệu, ứng dụng… có thể được tái sử dụng. Sự cô lập các nguồn tài nguyên ở cấp độ máy chủ ảo cũng cho phép khách hàng kiểm soát các hoạt động, gồm cả việc lưu trữ dữ liệu và các biện pháp mã hóa và bảo mật.
Cơ hội của các doanh nghiệp trong nước
Với những lợi thế trên, mô hình IaaS sẽ trở thành hướng đi chủ đạo của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa phần doanh nghiệp Việt hiện nay đều ở mức vừa và nhỏ, thường gặp phải rào cản ngôn ngữ khi tiếp cận và áp dụng những công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh.
Chính vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ cloud trong nước sẽ trở thành cầu nối. Việc này yêu cầu một trình độ nhất định về công nghệ, sự am hiểu môi trường kinh doanh, pháp lý, văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam và trên hết là khả năng đào tạo thị trường gắn với công nghệ.
Đây cũng là ưu thế cho các doanh nghiệp trong nước bởi họ là những người hiểu rõ thị trường và người dùng nhất. Sự am hiểu này sẽ mang lại kết quả hợp tác thành công, đưa nền tảng điện toán đám mây tới người tiêu dùng đích thực.
|
Các nhà cung cấp dịch vụ cloud trong nước trở thành cầu nối. |
Tuy vậy, các chuyên gia về Cloud Computing cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp công nghệ trong nước cần tiến tới làm chủ công nghệ, nhất là vấn đề an toàn bảo mật để có thể chủ động phát triển thị trường, xử lý những vấn đề mà đối tác gặp phải trong quá trình sử dụng. Có vậy, thị trường mới phát triển bền vững.
Trích Nguồn : jangt